Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Một loạt doanh nghiệp vỡ nợ và đứng trước bờ vực phá sản, nhưng công ty này lại tìm thấy cơ hội 'in tiền' nhờ Covid-19 bùng phát

Để hiểu về Netflix, bạn hãy quên nhân vật Joe Exotic trong bộ phim tài liệu đình đám "Tiger King" trong thời gian gần đây. Hãy nhìn vào nhân vật giáo sư của "Money Heist" (tựa tiếng Việt: Phi vụ tỷ đô) – bộ phim Tây Ban Nha chủ đề tội phạm, với nội dung một băng cướp lên kế hoạch cướp 2,4 tỷ euro xưởng in tiền tại Madrid.

Cũng giống như những tên tội phạm, Netflix đang chớp lấy cơ hội từ lệnh phong toả ở nhiều quốc gia trên thế giới để "in tiền". Giống như nhân vật giáo sư, CEO Reed Hastings thường đi trước phe cảnh sát một bước. Tương tự như băng cướp trong phim, Netflix luôn có một nguyên tắc vàng, đó là bám sát kế hoạch. Và cho đến nay, họ đã thành công.

Thành công hơn nhờ đại dịch

Ngay cả khi trong những ngày đầu tiên hoạt động, khi đĩa DVD vẫn là phương tiện xem phim phổ biến, thì Netflix đã "chiếm trọn" cảm tình và cả ví tiền của người đăng ký, với rất nhiều nội dung phong phú cùng dịch vụ khách hàng chất lượng. Khác với nhà cung cấp dịch vụ xem phim và chơi game qua DVD – Blockbuster, Netflix sở hữu hàng chục nghìn DVD có nội dung với mọi thể loại, dành cho mọi sở thích và đưa ra gợi ý dựa trên lựa chọn trước đó của người dùng.

Ngay từ đầu, Hastings tin rằng các bộ phim rồi sẽ được người dùng tải về máy. Nhưng thay vì thông qua các công ty truyền thông, hay mạng lưới truyền hình, hãng phim, ông đã đưa ra hướng tiếp cận mới lạ để phân phối và sản xuất phim. Trong quá trình này, ông đã củng cố thương hiệu Netflix, cơ sở người dùng và khả năng thúc đẩy tăng trưởng. Hiện tại, ứng dụng này đã trở nên phổ biến trên toàn cầu, mà chưa có đối thủ nào xứng tầm.

Một loạt doanh nghiệp vỡ nợ và đứng trước bờ vực phá sản, nhưng công ty này lại tìm thấy cơ hội in tiền nhờ Covid-19 bùng phát - Ảnh 1.

Ben Thompson đến từ Stratechery – một bản tin trực tuyến, giải thích rằng Netflix đã chuyển từ hình thức cho thuê DVD sang dịch vụ phát trực tuyến, đến phát triển nội dung gốc, mỗi lần như vậy được xây dựng dựa trên cơ sở người dùng đã có từ những bước trước đó. "Chiến lược bậc thang" này đã giúp Netflix "gắn bó" với nhiều hộ gia đình trên thế giới, đúng thời điểm nhu cầu sử dụng tăng mạnh trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.

Hôm 21/4, sự thành công của Netflix đã trở nên rõ ràng hơn. Báo cáo lợi nhuận quý I, Netflix cho biết lượng đăng ký đã tăng 15,8 triệu trong 3 tháng đầu năm nay, gấp đôi so với dự kiến, nâng tổng số lên 183 triệu lượt đăng ký. Phần lớn đà tăng trưởng đến từ châu Âu và châu Á. Dù hoạt động sản xuất nội dung mới bị đình trệ trong thời gian dịch bệnh bùng phát, Netflix đã có thể trấn an người dùng với nội dung phong phú có sẵn.

Thậm chí, các nhà sản xuất và thiết kế đồ hoạ của công ty này đang rất bận rộn để chỉnh sửa một loạt nội dung tại nhà. Công ty này tự tin rằng đại dịch sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch phát hành các nội dung mới trong năm nay. Ngoài ra, sự khởi sắc này đã giúp họ trả lời những thắc mắc rằng công ty nợ rất nhiều để sản xuất nội dung là một yếu tố không bền vững, hay Netflix đã "đốt" 1 tỷ USD tiền mặt trong năm nay và năm 2019 là 3,3 tỷ USD. Điều này cũng lý giải tại sao hồ sơ đi vay của Netflix vốn được "đánh đồng" với trái phiếu rác, nay được vay với lãi suất tương đương với trái phiếu loại A như của Disney.

Thách thức "hoá" lợi thế

Đương nhiên, cốt truyện tốt vẫn có "lỗ hổng". Netflix thừa nhận rằng lượt đăng ký mới tăng với tốc độ tên lửa nhờ các biện pháp phong toả. Nếu đúng là như vậy, thì tốc độ này sẽ giảm đi khi các lệnh hạn chế được nới lỏng và quá trình "đốt tiền" lại được thổi bùng lên. Công ty cần tiền để tài trợ cho những dự án sản xuất nội dung mới. Hơn nữa, họ cũng chưa hết lo ngại về việc doanh thu quốc tế tăng lên cũng không thể bù đắp được đà tăng trưởng yếu đi của lượng đăng ký tại Mỹ - thị trường lớn nhất của họ.

Một loạt doanh nghiệp vỡ nợ và đứng trước bờ vực phá sản, nhưng công ty này lại tìm thấy cơ hội in tiền nhờ Covid-19 bùng phát - Ảnh 2.

Chưa dừng ở đó, điều đáng lo ngại không chỉ là người dùng bị hấp dẫn bởi các ứng dụng khác. Netflix còn đối diện với thực trạng: khi các công ty truyền thông khác khai thác dịch vụ stream thì họ sẽ từ chối bán các show mới hay cấp phép các show cũ cho Netflix như trước đây. Điều này sẽ khiến Netflix buộc phải chi nhiều hơn để cạnh tranh.

Dẫu vậy, các công ty khác lại gặp nhiều khó khăn trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. Ví dụ, WarnerMedia tuyên bố sẽ ra mắt HBO Max vào ngày 27/5, nhưng khi lệnh hạn chế vẫn được áp dụng thì họ sẽ phải tạm từ bỏ "cuộc chơi". Do đại dịch, NBCUniversal (thuộc Comcast) cũng phải tạm ngừng kế hoạch ra mắt dịch vụ stream – Peacock. Theo đó, Netflix sẽ có thêm thời gian để củng cố vị trí dẫn đầu.

Hôm 22/4, AT&T cho biết doanh thu của WarnerMedia rớt thảm do chi quá nhiều cho quảng cáo. Trong khi đó, cả công ty này và Comcast đều đang chịu áp lực vì nợ. Cuộc suy thoái có thể sẽ khiến họ phải cắt giảm bớt chi tiêu cho mảng truyền hình cáp để phát triển dịch vụ stream, theo đó doanh thu sẽ tiếp tục đi xuống. Disney dù có được lợi thế từ Disney+ nhưng đang gặp khó khăn khi một loạt công viên phải đóng cửa. Kênh thể thao ESPN cũng không thể phát sóng trận đấu trực tiếp nào. Netflix lại làm nên điều khác biệt, khi không phụ thuộc vào quảng cáo như các doanh nghiệp trên.

Theo đó, tiền đề cho trận đấu cuối cùng trong "cuộc chiến stream" đã được tạo ra. Thay vì không bán nội dung cho Netflix, thì các đối thủ lại chật vật để sống sót. Chìm trong nợ, các công ty trên sẽ lại cấp phép cho Netflix sử dụng nội dung của mình. Trong khi đó, Disney sẽ thiếu tiềm lực tài chính để cạnh tranh. Amazon và Apple dù có vị thế tài chính mạnh, nhưng nội dung không phong phú như Netflix hay Disney+. Bởi vậy, Netflix sẽ tận dụng cơ hội, củng cố vị thế dẫn đầu trên toàn cầu, không chỉ bằng việc phát hành những nội dung "bom tấn".

Tham khảo Economist 

Mánh phiên dịch khoé sử dụng Netflix giá rẻ được nhiều người Việt lợi dụng bị chặn đứng


Li kỳ vụ ngoại tình của chủ tịch Taobao: Để Alibaba đầu tư vào công ty bồ nhí, hậu thuẫn người tình bán hàng online trên chính nền tảng của mình, vợ phải công khai dằn mặt ‘tránh xa chồng tôi ra’

Tưởng Phàm, Chủ tịch 2 nền tảng thương mại điện tử của Alibaba là Taobao và Tmall từ vài ngày nay đang bị vướng vào các tin đồn trên mạng xã hội Weibo xung quanh cuộc sống riêng tư gây xôn xao dư luận.

Trước đó, ngày 17/4 tài khoản có nickname Huahuadonghuahua bất ngờ có bài đăng trên mạng xã hội Weibo với nội dung: " Đây là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng tôi cảnh cáo cô. Đừng cố quyến rũ chồng tôi, tôi không phải là người dễ bỏ qua đâu. Làm ơn hãy tự trọng và kiểm điểm lại bản thân mình ". Bài đăng còn công khai nhắc đến hot girl đình đám trên mạng Trung Quốc là Trương Đại Dịch.

Li kỳ vụ ngoại tình của chủ tịch Taobao: Để Alibaba đầu tư vào công ty bồ nhí, hậu thuẫn người tình bán hàng online trên chính nền tảng của mình, vợ phải công khai dằn mặt ‘tránh xa chồng tôi ra’ - Ảnh 1.

Chủ tịch Taobao Tưởng Phàm.

Mặc dù tài khoản Huahuadonghuahua có chưa đến 30.000 người theo dõi nhưng bài đăng này đã nhanh chóng gây chú ý của cộng đồng mạng. Sau đó, trang ifeng.com dẫn nguồn tin thân cận cho biết người liên quan tới vụ việc này là một doanh nhân họ Tưởng. Ngay lập tức, cư dân mạng đã phán đoán ra chủ nhân bài đăng với nội dung "tránh xa chồng tôi ra" kể trên chính là của vợ của Tưởng Phàm - chủ tịch 2 trang thương mại điện tử Tmall và Taobao thuộc tập đoàn Alibaba.

1 trong những ứng viên được Jack Ma lựa chọn kế vị

Tưởng Phàm, 35 tuổi hiện là một trong những lãnh đạo cấp cao trẻ nhất của Alibaba. Anh tốt nghiệp phiên dịch khoa kỹ sư máy tính Đại học Phúc Đán - một trong 10 trường đại học danh giá bậc nhất đất nước tỷ dân. Tưởng Phàm từng có thời gian làm thực tập sinh ngắn hạn tại Google chi nhánh Trung Quốc, sau đó anh gia nhập công ty công nghệ Youmeng và nắm giữ vị trí CEO tại đây 3 năm trước khi đầu quân cho Alibaba vào năm 2013.

Năm 2014 - tức là chỉ 1 năm sau khi vào công ty, anh được bổ nhiệm làm giám đốc cao cấp bộ phận kinh doanh của Taobao. Năm 2017, Tưởng Phàm trở thành chủ tịch Taobao khi chỉ mới 32 tuổi. Năm ngoái, anh này tiếp tục được bổ nhiệm chức chủ tịch Tmall - song song với vai trò lãnh đạo tại Taobao.

Con đường thăng tiến của Tưởng Phàm "phất" đến nỗi người trong giới kinh doanh Trung Quốc không khỏi đặt câu hỏi.

" Tốt nghiệp đại học trong nước, khởi nghiệp ở một công ty công nghệ có quy mô trung bình, không có bất kỳ thế lực nào đứng sau hậu thuẫn nhưng chưa đầy 35 tuổi, Tưởng Phàm đã đứng vào hàng ngũ nhân sự cấp cao nhất trong tập đoàn Alibaba. Anh thậm chí còn được Jack Ma chọn làm người kế vị ông ", tờ Sina bình luận.

Phu nhân Hoa Hoa của chủ tịch Taobao.

Không chỉ có sự nghiệp thành công ở tuổi còn rất trẻ, trước khi sóng gió ập đến, Tưởng Phàm được cho là có cuộc sống gia đình viên mãn, là ước mơ của nhiều người.

Theo tờ Ifeng , vợ chủ tịch Taobao, sinh năm 1988 trong một gia đình có truyền thống chính trị. Vị phu nhân này có tên thường gọi là Hoa Hoa đến từ thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Cô và chủ tịch Tưởng Phàm chung sống đã lâu và có con trai đầu lòng năm 2013. Đến năm 2015, cả hai quyết định tổ chức đám cưới và năm 2018, cô con gái út ra đời ở Hồng Kông.

So với Trương Đại Dịch, nhan sắc của Hoa Hoa cũng nhận được nhiều lời khen. Cô sở hữu vẻ đẹp mặn mà, sắc sảo và rất thần thái. Đặc biệt, khí chất sang chảnh của vị phu nhân này được đánh giá cao hơn hẳn. Trên trang cá nhân của mình, Hoa Hoa thường xuyên chia sẻ những hình ảnh về cuộc sống giàu sang nhưng không kém phần bình yên của mình.

Sau khi bê bối ngoại tình nổ ra, nhiều người thậm chí không khỏi cảm thấy khó hiểu vì sao chủ tịch Taobao Tưởng Phàm lại có thể phản bội người vợ tưởng chừng như rất hoàn hảo của mình.

Để Alibaba đầu tư vào công ty bồ nhí, hậu thuẫn người tình bán hàng trên Taobao

Bê bối của chủ tịch Taobao đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của Alibaba và thậm chí tỷ phú Jack Ma cũng bị cuốn vào. Nguyên nhân là bởi thông tin Alibaba đầu tư vào Ruhnn - công ty mà Trương Đại Dịch là cổ đông lớn nhất. Nhiều người nghi ngờ rằng chủ tịch Taobao đã mắc sai lầm thực sự nên mới dẫn đến khoản đầu tư không phù hợp này.

Cụ thể Alibaba đầu tư 300 triệu NDT vào công ty này vào năm 2016, chiếm 8,56% cổ phần. Trong khi đó Trương Đại Dịch chiếm 15% cổ phần và là cổ đông lớn nhất. Ruhnn đã huy động được 125 triệu USD trong thương vụ IPO vào tháng 5/2019. Tuy nhiên, cho đến thời điểm trước khi xảy ra bê bối, cổ phiếu của Ruhnn chỉ giao dịch ở mức 7,85 USD/1 cổ phiếu, giảm 37,2% so với mức giá hồi IPO là 12,5 USD/cổ phiếu.

Tới ngày thứ 6 khi thông tin về vụ ngoại tình bùng lên, giá cổ phiếu Ruhnn còn giảm sâu hơn nữa, tới 6,36% xuống chỉ còn 3,83 USD/1 cổ phiếu. Hiện không có thông tin cho thấy Alibaba đã bán cổ phần tại Ruhnn. Như vậy đồng nghĩa với việc, khi vốn hoá thị trường của Ruhnn chỉ còn 316,8 triệu USD, Alibaba đã thua lỗ 100 triệu NDT (tương đương 142 triệu USD) trên giấy tờ.

Li kỳ vụ ngoại tình của chủ tịch Taobao: Để Alibaba đầu tư vào công ty bồ nhí, hậu thuẫn người tình bán hàng online trên chính nền tảng của mình, vợ phải công khai dằn mặt ‘tránh xa chồng tôi ra’ - Ảnh 3.

Trương Đại Dịch là hotgirl nổi tiếng Trung Quốc.

Chưa kể đến việc, ai cũng biết Trương Đại Dịch vốn là hot girl bán hàng online nổi tiếng trên Taobao, được coi là "nữ hoàng thương mại điện tử" ở Trung Quốc. Ở tuổi 32, chân dài này được xếp vào hàng triệu phú với tổng tài sản ròng gần 40 triệu USD, thu nhập chủ yếu qua kênh bán hàng và số cổ phần tại Ruhnn.

Câu hỏi đặt ra là liệu có sự hậu thuẫn nào phía sau giúp Trương Đại Dịch thành công đến vậy hay không?

Cả Tưởng Phàm và Trương Đại Dịch đều có nguy cơ "mất tất cả"

Sự việc kể trên được cho là gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của Alibaba. Chưa kể cổ phiếu của công ty trị giá hơn 500 tỷ USD đã giảm tới 1,5%, thổi bay gần 9 tỷ USD giá trị thị trường vào hôm thứ 6 tuần trước - tức là khi thông tin về vụ ngoại tình bị lan truyền.

Về phần mình, Chủ tịch Tưởng Phàm gửi lời xin lỗi tới Alibaba và nhân viên ngay sau đó với nội dung: " Những bình luận của gia đình tôi và các tin đồn trên Weibo ngày hôm qua đã làm ảnh hưởng xấu đến công ty, tôi xin lỗi tất cả mọi người. Đồng thời, tôi đề nghị có một cuộc điều tra nội bộ các vấn đề có liên quan. Rất xin lỗi vì sự phiền toái này ".

Tuy nhiên, đây được cho là một bước đi sai lầm. Bà Đổng Văn Hồng - giám đốc nhân sự của Alibaba cho biết các quan chức cấp cao của tập đoàn đối với vụ bê bối của Tưởng Phàm vô cùng tức giận. Họ cho rằng việc viết tâm thư xin lỗi trên trang web nội bộ của chủ tịch Taobao là hành động "tự bắn vào chân".

Nhiều dấu hiệu cho thấy Alibaba sẽ tiến hành những cuộc điều tra nghiêm túc để làm rõ vụ lùm xùm, nhằm xác định trong quá trình hợp tác, Tưởng Phàm và Trương Đại Dịch có xảy ra sai phạm kinh tế, ăn chia lợi ích qua lại hay không.

Tờ Sohu tiết lộ nếu trong quá trình điều tra, Alibaba phát hiện sai phạm trong hợp tác, cửa hàng online mà Trương Đại Dịch dày công gây dựng sẽ bị khai trừ khỏi Taobao. Nếu điều đó xảy ra, công ty Ruhnn của Đại Dịch gần như chẳng còn đường kiếm tiền. Báo cáo tài chính cho thấy mỗi năm Trương Đại Dịch đóng góp hơn một nửa doanh thu cho công ty này vì vậy một khi cô này "hết đường làm ăn" thì Ruhnn sẽ sớm sụp đổ.

Vợ chủ tịch Taobao (bên trái) và Trương Đại Dịch (bên phải).

"Ngoại tình chính là ngoại tình, điều khiến mọi người tức giận nhất là bài cảnh cáo của chị vợ đã bị xóa mất rồi", một người bình luận.  

Người khác thì nói:  "Nếu cây ngay không sợ chết đứng thì hiện tại sao lại đề xuất cái kiểu điều tra đó. Tôi rất muốn hỏi anh có cần mặt mũi nữa không. Loại người này không thể tha thứ nữa rồi".

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động

Đầu tháng 4, Ban quản lý Vinhomes gửi thư cho các cư dân về việc tạm ngừng thực hiện thu trực tiếp các khoản phí dịch vụ tại quầy lễ tân các tòa nhà. Cư dân có thể sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến thông qua ví điện tử VinID, Internet Banking hoặc tại các điểm giao dịch của ngân hàng.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 1.

Trên hệ thống của VinID, hay các ví điện tử khác hiện nay như ZaloPay, Moca của Grab, hệ thống internet banking của các ngân hàng đều có dịch vụ thanh toán tiền điện, nước. Nếu cách đây 10 năm, hàng tháng sẽ có một nhân viên điện lực hoặc nước sạch đến từng nhà dân gõ cửa để thu tiền hàng tháng, thì ở thời điểm hiện tại chỉ cần một cú chạm trên di động, người dân có thể thanh toán chi phí điện nước trong 2 giây.

Khởi nguồn từ cổng thanh toán của một trò chơi điện tử trực tuyến

Trong một cuộc phỏng vấn qua Zoom, ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion) đã chia sẻ về sự ra đời của Payoo, nền tảng đứng sau các giao dịch thanh toán hóa đơn thông qua Grab (Moca), VinID, các cửa hàng Thế giới di động, FPTShop, Vinmart… với tổng giá trị giao dịch đạt 100.000 tỷ đồng/năm.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 2.

Ông Ngô Trung Lĩnh (giữa)

Xuất phát điểm từ những năm 2007-2008, bắt đầu từ cổng thanh toán chơi game, nhóm phụ trách vận hành kỹ thuật tại Công ty cổ phần Công nghệ viễn thông Sài Gòn (SaigonTel), đã quan sát và nhận thấy nhu cầu giao dịch điện tử không dừng ở các giao dịch game online mà cả thị trường thanh toán thời điểm đó rất sơ khai. Từ xuất phát điểm đó, VietUnion ra đời, lấy thương hiệu Payoo, bắt đầu phát triển công cụ thanh toán trực tuyến cho thương mại điện tử.

Tuy nhiên, một khoảng thời gian rất lâu thương mại điện tử Việt Nam mới thành hình và phát triển như hôm nay. Để tồn tại và phát triển được, Payoo quan sát việc thanh toán hóa đơn tại Việt Nam còn khá thô sơ. Thời điểm trước, nhân viên thu tiền điện nước đến từng nhà thu tiền vào giờ hành chính, số tiền được thông báo quá các tờ hóa đơn, nhưng hiện nay các gia đình trẻ rất khó có người ở nhà để thanh toán các hóa đơn này. Do đó từ năm 2011 -2012 công ty tập trung vào việc xây dựng nền tảng để hỗ trợ việc thực hiện thanh toán hóa đơn, sau khi được cổ đông Nhật Bản là NTT Data, một ông lớn trong lĩnh vực thanh toán hóa đơn của Nhật Bản vào rót vốn.

"Chúng tôi đã chủ động kết nối trực tiếp đến hệ thống điện tử của các đối tác điện phiên dịch nước. Thời điểm 2012-2013, để tiếp cận các công ty nhà nước rất khó khăn vì hạ tầng kỹ thuật của họ khá thô sơ, do đó chúng tôi hỗ trợ họ tạo kênh kết nối điện tử, qua kênh đó khách hàng có thể thanh toán và thấy được tiền nợ của mình trực tuyến. Để tạo niềm tin với người dân ở những ngày đầu, chúng tôi làm việc trực tiếp với các cơ sở điện lực để đặt thông tin trên website, quầy thông tin về việc Payoo là đối tác được phép của điện nước thanh toán hóa đơn. Song song đó, chúng tôi kết nối với các ngân hàng, khách hàng đến ngân hàng giao dịch có các dịch vụ cộng thêm thì họ sẽ dần quen thuộc.

Các cô đi siêu thị thấy quầy thanh toán, các đối tác liên kết đều là các đối tác tên tuổi trên thị trường và có lòng tin cao như Vingroup, FPT shop, Thế giới di động, Pico, Media Mart, Family Mart.. mọi người thấy khá quen thuộc thì thông qua đó xây dựng được niềm tin, khách hàng thấy tin cậy hơn. Khách hàng cuối cùng thấy phương thức thanh toán mới phù hợp hơn với cách trước đây", ông Lĩnh chia sẻ về những ngày đi xây viên gạch đầu tiên.

Payoo = Pay Online + Offline

Payoo phát âm là "Pay-You", mang thông điệp "thanh toán cho bạn", viết tắt của Pay Online và Offline. Nghĩa là không chỉ bao gồm thanh toán trực tuyến trên internet mà bao gồm cả các quầy giao dịch ở các cửa hàng tiện lợi.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 3.

Hơn 350 nhà cung cấp dịch vụ kết nối hệ thống thanh toán với nền tảng của Payoo

Số liệu của Payoo cho biết nền tảng này hiện đã liên kết được với 40 ngân hàng, hơn 300 doanh nghiệp và kết nối với gần 12.000 điểm hỗ trợ thanh toán trên toàn quốc. Khách hàng có thể dễ dàng thanh toán được hóa đơn mọi lúc, mọi nơi qua các ví điện tử như Zalo Pay, VinID, SenPay, Moca (Grab); hệ thống cửa hàng tiện lợi, cửa hàng điện máy, cửa hàng công nghệ, siêu thị…, như Thế giới Di động, FPT Shop, VinMart, VinMart+, Circle K, FamilyMart, B’s mart, Ministop, Phamarcity… hoặc thanh toán tại quầy giao dịch của ngân hàng, thanh toán online trên website, qua ứng dụng của ngân hàng hoặc Payoo.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 4.

Ông Lĩnh chia sẻ, "Payoo muốn trở thành người trợ giúp các đối tác để cùng xây dựng một kênh thanh toán hữu ích cho Việt Nam. Không có kênh nào là tốt nhất, cho dù phục vụ 3-5% đối tượng khách hàng thì mình cũng sẽ tìm giải pháp để phục vụ. Làm thế nào vùng nông thôn, các cửa hàng nhỏ lẻ cũng có thể tiếp cận được với các công cụ mới".

Việc tiếp cận cả online và offline để có thể phủ khắp được tất cả thành phần khách hàng, từ người trẻ có thể tiếp cận công nghệ, thanh toán học phí, bảo hiểm, internet, đến những bà nội trợ có thói quen đi chợ có thể ra các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị như Vinmart, Lotte, Aeon, …để thanh toán tiền điện nước. Và đó là những khoản thanh toán thường xuyên, nên sẽ góp phần tạo khách hàng quen thuộc cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi.

Sau 12 năm hoạt động, nền tảng của Payoo có thể xử lý thanh toán cho hơn 350 loại hóa đơn dịch vụ như điện, nước, điện thoại, truyền hình, internet, tài chính, bảo hiểm…, với tổng giá trị xử lý giao dịch qua Payoo khoảng 100.000 tỷ VND/năm (tương đương khoảng hơn 4 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xử lý trên mỗi giao dịch của nền tảng này đạt 50% mỗi năm trong suốt 5 năm qua. Hiện công ty này đang phục vụ 20 triệu người dân Việt Nam.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 5.

Tuy nhiên khi nói về Payoo, Tổng giám đốc Ngô Trung Lĩnh lại khá khiêm tốn và cho rằng "Payoo xem mình là một người xây dựng nền tảng để giúp các đối tác của mình tạo ra dịch vụ hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn. Là cánh tay nối dài của hệ thống ngân hàng, và là người đứng sau thúc đẩy các đối tác thành công. Khi các đối tác phát triển thì mình cũng phát triển. Chúng tôi muốn dịch vụ thanh toán mua sắm trực tuyến của Việt Nam tương đương với các nước phát triển".

Tại sao các đối tác Grab, VinID , hệ thống ngân hàng cần hạ tầng của Payoo?

Trả lời câu hỏi của người viết, ông Ngô Trung Lĩnh chia sẻ, trong suốt 9 năm qua Payoo đã kết nối được với hơn 350 nhà cung cấp dịch vụ, và con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Với các hệ thống ngân hàng hay các cửa hàng tiện lợi, ví điện tử, thay vì họ phải đi kết nối với từng đối tác một, và có thể phải mất 4-5 năm để làm như những gì Payoo đang làm, thì nếu hợp tác chỉ tốn 3-4 tuần. "Các đối tác dành nguồn lực để phát triển dịch vụ lõi của mình thì sẽ tốt hơn".

Payoo cũng cung cấp hạ tầng về máy móc, trang thiết bị điện tử cho các đối tác để có thể chấp nhận được mọi thanh toán. Thông qua một kết nối, ngân hàng có thể tiếp cận tới 12.000 cửa hàng trên toàn quốc. Với các đơn vị giao hàng cơ động, các cửa hàng có thể trang bị các máy POS di động nhỏ có thể quẹt tại chỗ bằng thẻ hay QR.

Cú hích chuyển đổi số

Dịch Covid-19 lần này xảy đến đã tạo ra một cú hích cho các doanh nghiệp chuyển đổi số và thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân. Với Payoo, đó là cơ hội.

Một đơn vị trong lĩnh vực giáo dục trước đây lưỡng lự trong việc học trực tuyến thì nay vì dịch Covid-19, họ yêu cầu cung cấp dịch vụ trực tuyến và phụ huynh đóng học phí qua online. "Chuyển đổi số diễn biến nhanh hơn rất nhiều", ông Lĩnh bình luận.

Trong vài năm qua sau khi tạo được kết nối thanh toán hóa đơn mang tính định kỳ hàng tháng Payoo đã phục vụ khoảng 20 triệu khách hàng thường xuyên. Công ty này đã phát triển nhiều phương tiện hỗ trợ chấp nhận thanh toán hiện đại phù hợp với sự phát triển của lĩnh vực tài chính công nghệ, như thanh toán bằng mã QR, cho phép khách hàng lựa chọn thanh toán nhiều lần thay vì thanh toán 1 lần (trả góp)…

Dư địa phát triển còn rất nhiều

Ông Ngô Trung Lĩnh chia sẻ, tính sẵn sàng tiếp cận cái mới của người Việt Nam rất cao, điều này thể hiện thông qua số người có điện thoại di động và kết nối internet khắp nơi. Tuy nhiên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vẫn còn một khoảng cách rất lớn trong việc tiếp cận đến tài chính công nghệ, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa. Số lượng người có tài khoản ngân hàng vẫn thấp. Gần đây Chính phủ đã đẩy mạnh hành lang pháp lý cho phép các doanh nghiệp trong lĩnh vực fintech phát triển.

"Các công ty fintech còn nhiều sân chơi để phát triển, chúng ta chỉ có khoảng 300.000 máy POS trong khi số cửa hàng nhỏ lẻ ở Việt Nam phải đến 2 triệu cửa hàng, bên cạnh đó mạng xã hội phát triển khiến các giao dịch giữa cá nhân và cá nhân mua bán online tăng mạnh, do đó không gian còn rất rộng. Tương lai sắp tới, các tập đoàn công nghệ lớn đang mở rộng dần các mảng dịch vụ mới thì các công ty fintech có nhiều cơ hội phát triển cùng", ông Lĩnh kết luận.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm "gái bán hoa" và khái niệm "mama boy" khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn

Có thể nói, hôn nhân là một vấn đề vô cùng phức tạp và có rất nhiều phương diện. Mỗi gia đình sẽ trải qua những hoàn cảnh khác nhau và mỗi bà vợ sẽ đối diện với ông chồng cùng mẹ chồng trong những vấn đề khác nhau. Chủ đề về “mama boy" có thể sẽ là điều khiến các bà mẹ chồng phật lòng nhưng đó lại là tiếng lòng của những cô con dâu.

Đầu năm nay, đài Abema TV của Nhật Bản đã nhận được một cuộc gọi từ một người phụ nữ làm “gái bán hoa", cô nói rằng gần đây mình có gặp vị khách vô cùng kỳ lạ. Đó là một người đàn ông khoảng 30 tuổi và đi cùng mẹ.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 1.

Mọi chuyện bắt đầu kỳ lạ hơn khi mẹ người đàn ông này đã chủ động nói với người phụ nữ kia: "Cô có thể giúp con trai tôi tự tin hơn một chút không? Con trai tôi sẽ làm hài lòng cô" . Người phụ nữ hành nghề bao năm cũng không bất ngờ bằng chuyện việc giao dịch này lại để người mẹ đứng ra dàn xếp.

Tưởng đâu mọi thứ chỉ dừng ở đó, nhưng không phải, sau khi con trai tiến hành giao dịch, người mẹ đã đến cổ vũ con trai trong toàn bộ quá trình “mây mưa”. Người con trai cũng đáp lại mẹ mình vào một thời điểm quan trọng: "Con thoải mái lắm mẹ ạ".

Đối với người phụ nữ kia, đêm ấy thật sự quá dài. Sau khi đứa con trai lớn xác hoàn thành xong giao dịch và đạt được sự thỏa mãn của mình, người mẹ đã ôm chầm lấy con và khóc: "Con đã cố gắng rồi" và sau đó trả một khoản tiền hàng trăm ngàn yên cho người phụ nữ kia, bà còn gọi cô là ân nhân của con trai mình.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 2.

Nauta, 33 tuổi, người vẫn có thói quen tắm cùng mẹ.

Câu chuyện trên không chỉ khiến cho 30.000 cô gái bán hoa ở Nhật Bản kinh ngạc mà còn khiến những người xuất hiện trong chương trình cũng “đứng hình". Họ nghĩ rằng, trường hợp như người đàn ông trên là đặc biệt, nhưng không phải, nhóm chương trình đã tìm được một người đàn ông khác tên Nauta, 33 tuổi, người vẫn có thói quen tắm cùng mẹ.

Dù Nauta là người đàn ông trưởng thành, có một sự phát triển hoàn thiện về mặt sinh lý thể chất nhưng đối với anh tâm hồn của mình vẫn chưa phát triển đầy đủ. Nauta cảm thấy tắm với mẹ mỗi tuần một lần không có gì là sai. Anh nói: "Không phải lúc tắm thì sẽ dễ trò chuyện hơn sao? Tôi thì nghĩ như vậy đấy".

Được biết, Nauta không những phụ thuộc mẹ về mặt tinh thần mà anh ta còn phụ thuộc vào cả tài chính. Mặc dù Nauta đã tốt nghiệp Đại học Tokyo nhưng anh ta vẫn đang có cuộc sống vô cùng bấp bênh, vẫn làm việc bán thời gian và dạy kèm để tiền trang trải sinh hoạt. Thu nhập hàng tháng của Nauta là 70.000 Yên (khoảng 15,2 triệu đồng).

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 3.

Tại Nhật Bản, ngay cả sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học bình thường cũng hiếm khi có thu nhập trung bình hàng tháng dưới 200.000 Yên (hơn 43 triệu đồng). Vì vậy thu nhập của Nauta được cho là có một lực cản nghiêm trọng trong quá trình xây dựng sự nghiệp, với thu nhập này Nauta còn không thể thuê nhà ở Tokyo.

Thế nhưng điều này không thành vấn đề, Nauta vẫn có thể nhận được 20.000 Yên (khoảng 4,3 triệu đồng) mỗi tháng tiền tiêu vặt từ mẹ và đủ để trang trải các chi phí hàng ngày như mua quần áo và cắt tóc. Anh thừa nhận rằng, anh có thể cảm nhận được sự thống trị của mẹ mình, ngay cả khi mẹ mua bất cứ màu gì cũng không dám can thiệp, nhưng anh không muốn chống lại.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 4.

Con trai ngủ cùng mẹ.

Nauta ví gia đình mình như một tập thể, mỗi người có một vai trò riêng và anh ta có trách nhiệm là phải nghe lời mẹ. Nói theo một cách khác, việc nghe lời mẹ giống như một sự đóng góp về mặt tinh thần. Tất nhiên, nhóm chương trình khi thực hiện điều này không phải tập trung vào cuộc sống của Nauta mà điều họ muốn nói đến là hiện trạng “mama boy" ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội Nhật Bản.

Theo thống kê năm 2016 của công ty bảo hiểm Meiji Yasuda, so với bố mẹ của thế hệ thanh niên hiện tại ở Nhật Bản, số người không nổi loạn tăng từ 14% lên 42,6%, đồng thời sự thân mật giữa con trai trưởng thành và mẹ tăng lên đáng kể.

Trong một chương trình thực tế của đài NHK, nhóm phóng viên đã phỏng vấn ngẫu nhiên với nhiều thanh niên qua đường. Điều đáng nói, trong số 100 người tầm độ tuổi 20, thì có 83 người cho biết họ có mối quan hệ thân thiết với mẹ. Họ sẽ đi mua sắm với mẹ, xem phim thiếu niên và thậm chí để mẹ tự chọn quần áo cho mình.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 5.

Trong chương trình đặc biệt “Ở với mẹ như ở với người yêu" của đài Fuji TV, một thanh niên 17 tuổi chia sẻ: "Tôi đã cùng mẹ đi mua sắm, thỉnh thoảng được ngủ cùng mẹ" . Một số người nói rằng, họ chia sẻ mọi thứ những chuyện xảy ra trong ngày với mẹ, không phải nói qua loa mà rất chi tiết, chủ đề về tâm sinh lý hay tình yêu đều được thảo luận với mẹ. Có người còn đưa cả mẹ đến buổi họp lớp cùng các bạn.

Đây là thế hệ thanh niên được sinh ra trong thời Bình Thành, tuy nhiên hiện tượng “mama boy" này đối với những người trung niên thời đại Chiêu Hòa thì lại là vấn đề khác. Nhóm phóng viên của đài Fuji TV từng phỏng vấn một số người đàn ông độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi, từng sống trong thời Chiêu Hòa cho biết, họ không có một bức ảnh chụp với mẹ.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 6.

Một người chú 39 tuổi thừa nhận rằng lần cuối cùng anh chụp ảnh với mẹ là khi 6 tuổi.

Một người chú 39 tuổi thừa nhận rằng lần cuối cùng anh chụp ảnh với mẹ là khi 6 tuổi. Không ít người cho rằng, thời đó con trai và mẹ thường tránh tiếp xúc về mặt thể xác. Lý do tại sao lại như thế?

Ngay từ những năm 1990, xã hội Nhật Bản có một cuộc thảo luận lớn về “mama boy". Đối với thế hệ của họ, điều xấu hổ nhất chính là quá gần gũi với mẹ. Hiện tượng “mama boy" Nhật Bản bắt đầu xuất hiện vào những năm 1992 và kéo dài đến ngày nay.

Năm 1992, đài TBS Golden Tenth của Nhật Bản đã phát sóng bộ phim truyền hình, cho phép khái niệm “mama boy" bước vào trong suy nghĩ của công chúng Nhật Bản.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 7.

Bộ phim I loved you all the time được phát sóng năm 1992, đưa khái niệm "mama boy" đến với công chúng Nhật Bản.

Bộ phim kể về một người phụ nữ tên Miwa đã gặp và hẹn hò với Oiwa. Oiwa sau khi tốt nghiệp Đại học đã làm việc trong một ngân hàng nổi tiếng, có thể nói rằng đó là một sự tinh hoa trong xã hội. Cả hai yêu đương một thời gian, sự tận tình tuyệt vời của Oiwa đã làm động lòng Miwa và họ quyết dịch thuật định tiến tới hôn nhân.

Tuy nhiên, sau khi về sống chung, Miwa mới nhận ra được bộ mặt thật của Oiwa, đó là một “mama boy" chính hiệu. Bữa sáng của vợ nấu, Oiwa không hài lòng, bảo rằng cô hãy thay đổi và nấu giống như mẹ anh nấu. Mọi chuyện chưa dừng ở đó, cuộc sống hôn nhân trở nên căng thẳng hơn, khi sau giờ làm việc, Oiwa về nhà, tự nhốt mình trong phòng và chơi với những món quà mà mẹ tặng, bỏ lơ người vợ mới cưới.

Hình ảnh nam chính cưỡi ngựa gỗ mẹ tặng trong phim.

Dần dần, Miwa nhận ra mối quan hệ giữa chồng và mẹ chồng không bình thường. Khi vợ chồng cãi nhau, hành động đầu tiên của Oiwa là gọi về mách mẹ, sau đó sẽ nhõng nhẽo như một đứa trẻ. Anh thậm chí vẫn còn giữ lại đồ chơi bằng gỗ mà mẹ mua cho khi còn nhỏ. Trên thực tế, hành động kỳ lạ này của Oiwa khiến Miwa không thể chấp nhận.

Được biết, Oiwa lớn lên trong vòng tay người mẹ đơn thân. Sự trưởng thành của anh đều gắn liền với mẹ và đương nhiên chuyện hôn nhân cũng không ngoại lệ. Mẹ của Oiwa đã can thiệp vào chuyện của vợ chồng khiến mâu thuẫn ngày càng căng thẳng. Sau một thời gian, Miwa quyết định ly hôn. Tất nhiên, Oiwa ngay lập tức nói với mẹ và người mẹ thương con mù quáng đã gây áp lực và đe dọa con dâu cũ.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 9.

Sau đó, Oiwa nhận thấy mình còn rất yêu vợ nên đã năn nỉ cô cho cơ hội quay lại. Nhìn thấy sự chân thành của chồng, Miwa cũng xiêu lòng. Đến đây, khán giả tin rằng họ sẽ có một kết thúc có hậu nhưng không phải. Sau khi biết con trai xử sự không đúng ý, người mẹ đã nói rằng Miwa không tốt như anh nghĩ, chỉ có mẹ là người yêu anh ta vô điều kiện. Lại một lần nữa, Oiwa trở về sự kiểm soát của mẹ.

Sau khi bộ phim kết thúc đã trở thành đề tài thảo luận sôi nổi đối với công chúng Nhật Bản. Từ lúc này trở đi, khái niệm “mama boy" bắt đầu được mọi người quan tâm chú ý. Năm đó, “mama boy" đã trở thành từ thông dụng của năm và hàng ngàn cô gái đã không khỏi ám ảnh mỗi khi nghĩ đến việc kết hôn với “mama boy".

Ngày nay, đã hơn 25 năm trôi qua, hình ảnh “mama boy" của Oiwa đã phai mờ từ lâu nhưng sự chỉ trích về “mama boy" trong xã hội Nhật Bản không biến mất. Một số người phụ nữ đã phải thốt lên: “Khi sống cùng nhau, anh ấy luôn nói về sở thích của mẹ mình khiến tôi rất khó chịu".

Thậm chí, trên một diễn đàn tình yêu ở Nhật Bản, một số phụ nữ đã tóm gọn những loại bạn trai mà họ không thể chịu nổi đó là: Nhắn tin với mẹ, mua đồ lót cho mẹ, chuyện gì cũng nói với mẹ, ưu tiên việc hẹn hò với mẹ.

(Nguồn: 163)

Ghi bàn gấp nhiều lần Công Phượng, "sát thủ" Brazil vẫn phải ca thán vì bị fan HAGL "bỏ quên"

Vừa qua, CLB HAGL đã tổ chức cuộc bầu chọn đội hình được yêu thích nhất trong lịch sử. Trong đội hình 4-4-2, 2 tiền đạo được người hâm mộ lựa chọn là Công Phượng và Kiatisuk. Điều đáng nói là sau khi kết quả được công bố, tiền đạo dịch thuật người Brazil Evaldo đã bình luận:

"Chỉ tính riêng V.League, tôi đã ghi được 67 bàn thắng, đấy là còn chưa kể các bàn thắng ở Cúp Quốc gia. Với hơn 80 bàn thắng, tôi là chân sút một trong lịch sử HAGL, hay là tôi đã nhầm? Tôi vẫn luôn nghĩ rằng mình đã đóng góp nhiều cho HAGL nhưng rõ ràng là không phải".

Gắn bó với HAGL trong giai đoạn 2009-2013, Evaldo được ghi nhận là một trong các tiền đạo đáng sợ nhất. Không chỉ ghi bàn, Evaldo còn truyền cảm hứng lớn cho những đồng đội xung quanh. Chân sút người Brazil từng cùng đội bóng phố Núi giành ngôi Á quân Cúp Quốc gia mùa 2010 và đoạt HCĐ V.League 2013.

Ghi bàn gấp nhiều lần Công Phượng, sát thủ Brazil vẫn phải ca thán vì bị fan HAGL bỏ quên - Ảnh 1.

Evaldo từng có ý định trở lại làm HLV HAGL vào năm 2017

Mùa giải đỉnh cao của Evaldo là 2011. Anh ghi tới 20 bàn thắng, giúp HAGL trở thành đội sở hữu hàng công tốt thứ hai V.League. Trong cuộc đua Vua phá lưới, Evaldo chỉ thua Gaston Merlo đúng 2 bàn. Xét về mặt thông số, Công Phượng với 25 bàn thắng cho HAGL kể từ năm 2015 đến nay có lẽ không thể so sánh với Evaldo.

Kể từ khi Evaldo ra đi năm 2013, đội bóng phố Núi vẫn luôn chật vật trong việc tìm kiếm một chân sút ngoại đủ tầm thay thế dù đã thử rất nhiều phương án khác nhau.

Tuy nhiên, tiêu chí của cuộc bầu chọn là đội hình được yêu thích nhất. Đây là sự thay đổi đáng kể nếu so với tiêu chí ban đầu là đội hình xuất sắc nhất. Những cầu thủ xuất thân từ lò JMG như Công Phượng, Xuân Trường... về thành tích chưa thể bằng các tiền bối (từng 2 lần vô địch V.League và Cúp Quốc gia) song có công lớn trong việc tạo cảm hứng, kéo người hâm mộ trở lại với các khán đài V.League.

Ghi bàn gấp nhiều lần Công Phượng, sát thủ Brazil vẫn phải ca thán vì bị fan HAGL bỏ quên - Ảnh 2.

6/11 vị trí trong đội hình được yêu thích thuộc về các cầu thủ lò JMG

Dù vậy, không ít CĐV lâu năm của HAGL vẫn mong muốn đội bóng có động thái "làm lành" với Evaldo. Bởi chân sút người Brazil bấy lâu vẫn luôn dành tình cảm đặc biệt với phố Núi. Và nếu không nhớ nhung và quan tâm đến HAGL, Evaldo có lẽ sẽ không "buồn 5 phút" vì một cuộc bầu chọn.

Evaldo - Chân sút xuất sắc nhất trong lịch sử HAGL (Video: CLB HAGL)



Lý do có thể khiến Syria đột nhiên bị “thất sủng” trước “người anh lớn” Nga sau nhiều năm gắn kết

Giả thuyết này được truyền thông Nga đăng tải với lý do được đưa ra đó là việc Moscow thất vọng về nhà lãnh đạo Assad cùng đội ngũ lãnh đạo nước này khi không thể duy trì quyền kiểm soát các khu vực mà chính quyền này đã giành lại nhờ nỗ lực của quân đội Nga bắt đầu từ tháng 9/2015.

Theo The Arabweekly, diễn biến tình hình thực tế đã đặt ra câu hỏi về các mục tiêu chung giữa Iran và Syria .

Có nhiều cuộc tranh luận về ý định được cho là của Nga trong việc quay lưng với nhà lãnh đạo Syria, Tổng thống Syria Bashar Assad. Giả thuyết này được truyền thông Nga đăng tải với lý do được đưa ra đó là việc Moscow thất vọng về nhà lãnh đạo Assad cùng đội ngũ lãnh đạo nước này khi không thể duy trì quyền kiểm soát các khu vực mà chính quyền này đã giành lại nhờ nỗ lực của quân đội Nga bắt đầu từ tháng 9/2015.

Cuộc chiến Syria đã trải qua nhiều giai đoạn, bao gồm một giai đoạn quan trọng vào năm 2012 và một giai đoạn khác vào năm 2015.

Hồi năm 2012, chính quyền Syria đứng trước nguy cơ sụp đổ khi các dịch thuật thành phố lớn từ chối ủng hộ. Cuộc cách mạng bắt đầu với sự nổi dậy ở thành phố Daraa phía tây nam sau khi một nhóm thanh niên địa phương bị giết khi chống đối lực lượng an ninh chính phủ. Tuy nhiên, một phần nhờ công của ông Assad, Daraa luôn ủng hộ chế độ.

Vào năm 2012, Damascus đã có nguy cơ rơi vào cuộc nổi dậy nguy hiểm. Tuy nhiên, dưới sự giúp sức của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) của Iran, với kinh nghiệm trong việc đàn áp các phong trào ở các thành phố của Iran năm 2009, lực lượng quân đội Syria đã trấn áp tình trạng hỗn loạn.

Lực lượng Quds của IRGC đã cứu chính quyền ông Bashar Assad nhưng từ năm 2015, lực lượng này và ông Assad đã cần đến sự giúp đỡ của Nga. Nga đã nhận lời trợ sức tất nhiên với những điều kiện nhất định.

Tướng Soleimani ngay lập tức bay tới Moscow để gặp các quan chức Nga. Tương tự, Tổng thống Assad cũng vội vã tới Moscow và gặp Tổng thống Vladimir Putin.

Sự can thiệp quân sự trực tiếp của Nga đã nhanh chóng thay đổi luật chơi ở Syria. Chính quyền ông Assad đã giành lại thế chủ động về mặt quân sự, giành lại toàn quyền kiểm soát Damascus và các khu vực xung quanh, giành lại Aleppo và Hama, một phần tỉnh Homs.

Phương pháp chiến thuật chiến đấu Nga dùng ở Syria chủ yếu là các cuộc không kích, sử dụng máy bay ném bom Sukhoi hiện đại để tấn công cả các mục tiêu. Còn ở bộ phận mặt đất, chủ yếu là dựa vào lực lượng của quân đội Syria.

Trong khi đó, kể từ mùa hè năm 2013, chính quyền Mỹ dường như đã không mấy chú tâm soi xét đến sự bất tuân của Syria nhằm dung hòa với Iran.

Không thể phủ nhận rằng, trước năm 2015, Syria đã được hưởng lợi rất nhiều từ các cuộc đàm phán bí mật giữa Mỹ và Iran dưới thời Obama để đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân. Thông qua các cuộc đàm phán này, chính quyền Obama đã không chọc giận Iran, đặc biệt là về vấn đề Syria.

Nga tiếp tục củng cố sự hiện diện của mình ở Syria. Thổ Nhĩ Kỳ đã vô hiệu hóa và đạt được sự đồng thuận với Israel. Có điều bây giờ, chưa đầy năm năm sau khi can thiệp trực tiếp để ủng hộ chính phủ Syria, người Nga đang có dấu hiệu cho thấy không còn mấy hứng thú với quốc gia Trung Đông này.

Dường như Nga đã nhận ra rằng có những giới hạn nhất định từ phía Iran trong việc tiếp tục hỗ trợ Syria trong bối cảnh khó khăn kinh tế của chính nước họ còn đang tiếp diễn dưới ảnh hưởng các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng như sự sụt giảm giá dầu.

Nga cũng đang đứng trước thách thức về mặt kinh tế khi tham gia vào cuộc chiến giá dầu với Saudi. Các thỏa thuận đã đạt được gần đây giữa hai bên cho thấy dường như chưa có dấu hiệu nào để thấy giá dầu có khả năng phục hồi trong tương lai gần.

Sự can thiệp của Iran vào Syria hẳn còn đối diện trước sự phản đối của người Syria. Đối với Nga, những gì họ có thể đạt được ở Syria cũng có những giới hạn.

Một số yếu tố sẽ thúc đẩy Nga cân nhắc nghiêm túc việc cần phải thay đổi chiến lược ở Syria: Thứ nhất, thực tế là nước này không còn chung mục tiêu với Iran và thứ hai, họ không còn có thể dựa vào một chế độ không có dự án chính trị khả thi như Syria.

Quán cơm mở cửa lại nhưng không có nhân viên: Trường Giang đích thân đứng bếp, Nhã Phương rửa chén kiêm nhặt rau

Chính thức từ chiều ngày 23/4, quy định cách ly ở TP. HCM đã được nới lỏng, nhiều nhà hàng quán ăn phát thông báo mở cửa trở lại. Đặc biệt thông báo trên nhận được sự quan tâm cùng nhiều bình luận phấn khởi từ phía khách hàng, khi mà nhu cầu gặp mặt, ăn uống bên ngoài của người tiêu dùng dự đoán sẽ tăng cao sau những ngày giãn cách. Nhà hàng của vợ chồng Trường Giang - Nhã Phương cũng không phải là ngoại lệ.

Dù anh trai của nam danh hài đã chia sẻ rằng quán rục rịch kinh doanh trở lại thế nhưng họ vấp phải tình cảnh: cho nhân viên về quê hết nên thiếu người phụ. Vì thế mà sắp tới dịch thuật đây, Trường Giang sẽ đích thân đứng bếp chiêu đãi thực khách, còn bà xã Nhã Phương sẽ kiêm vai trò phục vụ và nhặt rau. Đông đảo dân mạng hưởng ứng rất nhiệt tình, kháo nhau rằng nếu thật sự Trường Giang làm bếp trưởng thì sẽ đến quán ủng hộ hết lòng.

Quán cơm mở cửa lại nhưng không có nhân viên: Trường Giang đích thân đứng bếp, Nhã Phương rửa chén kiêm nhặt rau - Ảnh 2.

Bạn bè của cả hai là những anh chị em nghệ sĩ liền bình luận cho biết sẽ tới quán ủng hộ.

Quán cơm mở cửa lại nhưng không có nhân viên: Trường Giang đích thân đứng bếp, Nhã Phương rửa chén kiêm nhặt rau - Ảnh 3.

Liệu rằng chúng ta có thể được ăn món do chính "đầu bếp" Trường Giang nấu không?

Quán cơm mở cửa lại nhưng không có nhân viên: Trường Giang đích thân đứng bếp, Nhã Phương rửa chén kiêm nhặt rau - Ảnh 4.

Hay được gặp Nhã Phương ngoài đời? - ảnh minh hoạ.

Để mà nói thì điều này không phải là không có xác suất xảy ra. Từ lúc mới mở quán đến nay, Trường Giang vốn nổi tiếng là ông chủ tháo vát, quán xuyến từ trong bếp ra tới mời khách, phục vụ. Còn Nhã Phương dù bận rộn vẫn ra phụ chồng dọn dẹp.

Quán cơm mở cửa lại nhưng không có nhân viên: Trường Giang đích thân đứng bếp, Nhã Phương rửa chén kiêm nhặt rau - Ảnh 6.

Quán quen được nhiều ngôi sao showbiz hay lui tới.

Quán cơm mở cửa lại nhưng không có nhân viên: Trường Giang đích thân đứng bếp, Nhã Phương rửa chén kiêm nhặt rau - Ảnh 7.

* Ảnh minh hoạ trong bài viết được chụp từ lâu trước khi có dịch Covid-19 và lệnh đeo khẩu trang bắt buộc.

Bộ tứ chị đẹp Hàn Quốc xưa và nay: Người long lanh bất kể năm tháng, người hồi trẻ gây “tụt mood” giờ có tuổi lại trổ sắc đỉnh cao

Làng giải trí Hàn Quốc giờ đã có thêm rất nhiều "bông hoa" xinh xắn rồi nhưng để đạt tới đẳng cấp "chị đẹp" vạn người mê thì không thể bỏ qua được bộ tứ Jeon Ji Hyun, Kim Tae Hee, Son Ye Jin và Song Hye Kyo. Đều đã ngoài 30 và thậm chí là ngấp nghé mức tứ tuần đến nơi rồi nhưng họ vẫn đẹp quá trời đẹp, phong cách hay thần thái đều khiến người ta ngưỡng mộ. Nhưng có một điều thú vị là khi xem lại ảnh hồi "ơ kìa", bạn sẽ thấy trong 4 người họ, có người vốn đã khí chất sẵn, "đu" style gì cũng đỉnh còn có người phải mãi tới bây giờ mới thực sự "lên hương" đó nha. 

Jeon Ji Hyun

Mợ chảnh quả thực là một nhân tố hiếm có khó tìm, khiến người ta dù ở bất kì thời kỳ nào cũng mê dại. Thuở còn chân phương, Jeon Ji Hyun có makeup gì mấy đâu, tóc tai cũng hoặc tỉa layer sương sương, hoặc để tự nhiên nhất có thể mà visual vẫn đỉnh quá trời đỉnh. Ai sợ ngắm lại ảnh hồi "chân quê" chứ Jeon Ji Hyun chẳng si nhê gì đâu. 

Ở thời điểm hiện tại, Jeon Ji Hyun không khác xưa là mấy, đến chuyện đầu tóc hay makeup của cô cũng gần như là "nguyễn y vân". Điểm khác biệt duy nhất là giờ cô ăn vận sang chảnh hơn nên được nâng tầm đẳng cấp thôi. 

Bộ tứ chị đẹp Hàn Quốc xưa và nay: Người long lanh bất kể năm tháng, người hồi trẻ gây “tụt mood” giờ có tuổi lại trổ sắc đỉnh cao - Ảnh 2.

Kim Tae Hee

Chẳng cần đụng tới bất kỳ phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ hay những "phương thức" họa mặt cầu kỳ, làm tóc điệu đời nào, Kim Tae Hee từ xưa đã xinh ngất xinh ngây rồi. Phong cách của cô cũng được tối giản hóa hết sức nhưng kỳ lạ là dịch thuật Kim Tae Hee vẫn nổi bần bật chứ chẳng hề bị lép vế trước ai hết!

Giờ đã làm mẹ 2 con, Kim Tae Hee vẫn trung thành với style đơn giản, thanh lịch. Quần áo, tóc tai hay cách makeup của cô vẫn như xưa. Dù gương mặt của cô đã xuất hiện những vết chân chim nhưng nhìn chung, visual U40 của Kim Tae Hee vẫn đẹp đáng nể. Cô cũng không có ý định dao kéo để níu giữ tuổi xuân mà để mọi thứ thuận tự nhiên thôi.

Bộ tứ chị đẹp Hàn Quốc xưa và nay: Người long lanh bất kể năm tháng, người hồi trẻ gây “tụt mood” giờ có tuổi lại trổ sắc đỉnh cao - Ảnh 4.

Son Ye Jin

Son Ye Jin thuở đôi mươi đã đẹp đúng kiểu ngọc nữ trong veo, thuần khiết. Dù phong cách thời ấy của cô có phần hơi "bánh bèo", điệu đà nhưng những yếu tố ấy cũng không ảnh hưởng gì tới khả năng gây u mê của Son Ye Jin cả.

Chị đẹp ở ngưỡng U40 vẫn đẹp ngời ngời và khiến mọi con tim rụng rời. Có điều, phong cách của cô đã chuyển sang kiểu trưởng thành, sang chảnh hơn đôi chút. Đẹp bất chấp năm tháng, thì hẳn chính là Son Ye Jin rồi.  

Bộ tứ chị đẹp Hàn Quốc xưa và nay: Người long lanh bất kể năm tháng, người hồi trẻ gây “tụt mood” giờ có tuổi lại trổ sắc đỉnh cao - Ảnh 6.

Song Hye Kyo

Khác với 3 chị đẹp kể trên, Song Hye Kyo ngày trước lại hơi khiến người ta... tụt mood một chút. Phần lớn là vì thuở đôi mươi, cô có hơi tăng cân một chút nhẹ và cũng chưa thực sự chọn được phong cách phù hợp với mình. Thành thử, nhìn cô có phần kém nổi bật hơn Jeon Ji Hyun, Kim Tae Hee hay Son Ye Jin.

Nhưng bù lại, Song Hye Kyo càng "có tuổi" càng trổ sắc hơn, thon gọn, thanh thoát hơn. Càng ngày người ta càng thấy cô đẹp, phong cách ăn mặc tuy có phần hơi an toàn nhưng bù lại, khoản đầu tóc hay họa mặt của cô đã bước lên một nấc thang mới hoàn toàn!

Bộ tứ chị đẹp Hàn Quốc xưa và nay: Người long lanh bất kể năm tháng, người hồi trẻ gây “tụt mood” giờ có tuổi lại trổ sắc đỉnh cao - Ảnh 8.